Tại sao gọi là chế khuôn in lụa trực tiếp? Bởi vì quá trình này chúng ta sử dụng màng keo nhậy sáng nhũ tương phủ trực tiếp lên bề mặt lưới sau khi đã được làm sạch, sấy khô lớp keo nhạy sáng. Khi phơi thông qua phim dương bản, ánh sáng sẽ đóng rắn lớp keo nhạy sáng tại các phần tử không in. Tiếp theo hiện hình bằng nước ấm, lớp keo nhạy sáng không bị ánh sáng tác dụng sẽ tan ra khỏi bề mặt lưới. Phương pháp trực tiếp có độ bền kém hơn so với phương pháp gián tiếp.
Dưới đây inluahn xin giới thiệu với các bạn các bước công nghệ khi chế khuôn in lụa trực tiếp:
Làm sạch bề mặt lưới: Đối với lưới tơ tằm, sợi bông, dùng nước ấm (400c) giặt lưới khoảng 5 phút sau đó ngâm vào dung dịch K2CO3 nồng độ 2% khoảng 10 phút sau đó rửa bằng nước sạch. Đối với lưới sợi tổng hợp, giặt lưới bằng dung dịch Sôđa 10% và ngâm lưới vào dung dich axit Clohydric (HCl) loãng khoảng 1 phút, cuối cùng rửa bằng nước sạch.
Phủ màng keo lên mặt lưới: Đặt nghiêng khung lưới khoảng 45 độ dùng miếng phim nhựa gạt một màng keo nhậy sáng đều trên bề mặt lưới (có thể phủ keo một mặt hoặc hai mặt lưới). Keo nhạy sáng thường dùng là hỗn hợp P.V.A (polyvynylalcohl) và dirômatamôn. Cách pha dung dịch nhạy sáng:
- Lấy 120 đến 150gam P.V.A ngâm vào 800ml nước khoảng 10 giờ sau đó nấu cách thuỷ cho tan hết thành dung dịch trong suốt không màu (dung dịch 1).
- Lấy 12 đến 15 gam Dicromat amôn (NH4)2Cr2O7)pha vào 200ml nước. Khuấy cho tan hết đặt trong tối (dung dịch 2)
- Khi pha dung dịch nhậy sáng, lấy dung dịch (2) đổ vào dung dịch (1) khuấy cho tan đều, để trong tối thời gian sử dụng không qúa 7 ngày.
- Khi đã phủ màng keo nhạy sáng lên lưới dùng nhiệt sấy khô hai mặt lưới.
Phơi bản in lụa: Đặt tờ phim dương bản ép sát lên bề mặt lưới, hình ảnh trên phim phải cùng chiều với tờ in sau này nếu nhìn từ bên trong khung lưới và ngược chiều nếu nhìn từ phía bên ngoài lưới. Dùng tấm kính trong suốt để ép chặt tấm phim dương bản lên bề mặt lưới.
Chiếu đèn phơi để phơi bản, thời gian phơi bản phụ thuộc vào loại đèn phơi, đặc điểm của màng keo nhạy sáng. Thông thường để xác định thời gian phơi, cần phải phơi thử nhiều mẫu với các thời gian khác nhau, sau đó tìm thời gian phơi tốt nhất. Thời gian phơi phải đủ để đóng rắn hoàn toàn lớp keo nhạy sáng ở phần tử không in. Nếu thời gian phơi chưa đủ thì màng keo ở phần tử không in chưa bị đóng rắn hoàn toàn làm cho nó bị vỡ, khi in sẽ gây bẩn tờ in. Còn nếu phơi quá thời gian thì những phần tử in bị mất, hình ảnh trên tờ in không trung thực so với trên phim. Khi phơi bản, ánh sáng sẽ gây ra phản ứng quang hoá làm đóng rắn màng keo nhạy sáng giống như phơi bản tái sinh khi chế tạo khuôn in offset.
Hiện hình: Sau khi phơi bản xong dùng vòi nước ấm phun vào bề mặt lưới bằng các tia nước nhỏ để làm tan hết lớp keo nhạy sáng không bị ánh sáng tác dụng ở phần tử in. Khi hiện hình phải đảm bảo tẩy bỏ hoàn toàn lớp keo nhạy sáng không bị ánh sáng tác dụng ở phần tử in nhưng đồng thời không được làm hỏng lớp keo đóng rắn ở phần tử không in.
Tút bản: Lưới sau khi hiện được sấy khô và dùng keo nhạy sáng phủ lên những chỗ bị vỡ màng keo đóng rắn tại chỗ phần tử không in như: mép phim, vết bẩn,...sau đó sấy khô lưới. Có thể dùng băng keo dính dán xung quanh khung lưới để mực không bám vào các khung của lưới.
Tẩy bỏ màng keo nhậy sáng: Khi đã in xong cần phơi khuôn in lụa mới người ta phải tẩy bỏ màng keo đóng rắn trên lưới như sau: rửa sạch mực trên lưới, lấy dung dịch thuốc tím xoa lên bề mặt lưới, tiếp đó dùng dung dịch axit oxalic xoa lên lưới, dùng bản trải lông mềm và nước rửa sạch lưới.
Chúc các bạn thành công với kỹ thuật in lụa thủ công này.
chế khuôn in lụa |
Làm sạch bề mặt lưới: Đối với lưới tơ tằm, sợi bông, dùng nước ấm (400c) giặt lưới khoảng 5 phút sau đó ngâm vào dung dịch K2CO3 nồng độ 2% khoảng 10 phút sau đó rửa bằng nước sạch. Đối với lưới sợi tổng hợp, giặt lưới bằng dung dịch Sôđa 10% và ngâm lưới vào dung dich axit Clohydric (HCl) loãng khoảng 1 phút, cuối cùng rửa bằng nước sạch.
Phủ màng keo lên mặt lưới: Đặt nghiêng khung lưới khoảng 45 độ dùng miếng phim nhựa gạt một màng keo nhậy sáng đều trên bề mặt lưới (có thể phủ keo một mặt hoặc hai mặt lưới). Keo nhạy sáng thường dùng là hỗn hợp P.V.A (polyvynylalcohl) và dirômatamôn. Cách pha dung dịch nhạy sáng:
- Lấy 120 đến 150gam P.V.A ngâm vào 800ml nước khoảng 10 giờ sau đó nấu cách thuỷ cho tan hết thành dung dịch trong suốt không màu (dung dịch 1).
- Lấy 12 đến 15 gam Dicromat amôn (NH4)2Cr2O7)pha vào 200ml nước. Khuấy cho tan hết đặt trong tối (dung dịch 2)
- Khi pha dung dịch nhậy sáng, lấy dung dịch (2) đổ vào dung dịch (1) khuấy cho tan đều, để trong tối thời gian sử dụng không qúa 7 ngày.
- Khi đã phủ màng keo nhạy sáng lên lưới dùng nhiệt sấy khô hai mặt lưới.
Phơi bản in lụa: Đặt tờ phim dương bản ép sát lên bề mặt lưới, hình ảnh trên phim phải cùng chiều với tờ in sau này nếu nhìn từ bên trong khung lưới và ngược chiều nếu nhìn từ phía bên ngoài lưới. Dùng tấm kính trong suốt để ép chặt tấm phim dương bản lên bề mặt lưới.
Chiếu đèn phơi để phơi bản, thời gian phơi bản phụ thuộc vào loại đèn phơi, đặc điểm của màng keo nhạy sáng. Thông thường để xác định thời gian phơi, cần phải phơi thử nhiều mẫu với các thời gian khác nhau, sau đó tìm thời gian phơi tốt nhất. Thời gian phơi phải đủ để đóng rắn hoàn toàn lớp keo nhạy sáng ở phần tử không in. Nếu thời gian phơi chưa đủ thì màng keo ở phần tử không in chưa bị đóng rắn hoàn toàn làm cho nó bị vỡ, khi in sẽ gây bẩn tờ in. Còn nếu phơi quá thời gian thì những phần tử in bị mất, hình ảnh trên tờ in không trung thực so với trên phim. Khi phơi bản, ánh sáng sẽ gây ra phản ứng quang hoá làm đóng rắn màng keo nhạy sáng giống như phơi bản tái sinh khi chế tạo khuôn in offset.
Hiện hình: Sau khi phơi bản xong dùng vòi nước ấm phun vào bề mặt lưới bằng các tia nước nhỏ để làm tan hết lớp keo nhạy sáng không bị ánh sáng tác dụng ở phần tử in. Khi hiện hình phải đảm bảo tẩy bỏ hoàn toàn lớp keo nhạy sáng không bị ánh sáng tác dụng ở phần tử in nhưng đồng thời không được làm hỏng lớp keo đóng rắn ở phần tử không in.
Tút bản: Lưới sau khi hiện được sấy khô và dùng keo nhạy sáng phủ lên những chỗ bị vỡ màng keo đóng rắn tại chỗ phần tử không in như: mép phim, vết bẩn,...sau đó sấy khô lưới. Có thể dùng băng keo dính dán xung quanh khung lưới để mực không bám vào các khung của lưới.
Tẩy bỏ màng keo nhậy sáng: Khi đã in xong cần phơi khuôn in lụa mới người ta phải tẩy bỏ màng keo đóng rắn trên lưới như sau: rửa sạch mực trên lưới, lấy dung dịch thuốc tím xoa lên bề mặt lưới, tiếp đó dùng dung dịch axit oxalic xoa lên lưới, dùng bản trải lông mềm và nước rửa sạch lưới.
Chúc các bạn thành công với kỹ thuật in lụa thủ công này.
0 comments