Quá trình chế khuôn in lụa gián tiếp

Khác với chế khuôn in lụa trực tiếp, phương pháp gián tiếp này không phủ màng keo nhạy sáng trực tiếp lên bề mặt lưới làm khuôn mà nó sử dụng một tấm nhựa phủ lớp nhũ tương nhậy sáng khô. Tờ nhậy sáng được các nhà sản xuất làm sẵn dưới dạng cuộn hoặc tờ rời. Khi chế tạo khuôn in lụa người ta dùng phim dương bản để phơi truyền hình ảnh sang tờ nhậy sáng, sau đó hiện hình để đóng rắn các phần tử không in và hiện hình bằng nước. Cuối cùng người ta dán tờ nhạy sáng có hình ảnh khi còn ướt trên lưới làm khuôn.
Quá trình chế khuôn in lụa gián tiếp
chế khuôn in lụa gián tiếp
Các bước công nghệ chế khuôn in lụa gián tiếp:

- Phơi bản: Ép tờ phim dương bản lên tấm nhạy sáng, bật đèn chiếu sáng để phơi bản. Khi đó tại những phần tử không in ánh sáng sẽ tác dụng lên lớp nhạy sáng gây ra phản ứng quang hoá làm đóng rắn lớp nhũ tương.

- Hiện hình: Sau khi phơi bản, tờ nhậy sáng được ngâm vào dung dịch hiện, tại những chỗ ánh sáng tác dụng màng nhũ tương đóng rắn thêm nữa trong lúc hiện. Thường dùng nước ôxy già (H2O2) để lau tờ nhậy sáng, thời gian lau khoảng từ 1 đến 3 phút tuỳ theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất tờ nhạy sáng.

- Rửa nước: Dùng nước sạch phun lên bề mặt tờ nhạy sáng để tẩy bỏ hết lớp nhũ tương không bị ánh sáng tác dụng ra khỏi bề mặt đế, khi hiện nên dùng nước ấm khoảng 400c. Quá trình rửa nước cần nhẹ nhàng tránh hiện tượng làm hư hỏng lớp đóng rắn ở phần tử không in nhỏ.

- Ghép tờ nhạy sáng lên lưới làm khuôn: Đây là quá trình dán tờ nhạy sáng lên tấm lưới làm khuôn in. Khi tờ nhạy sáng còn ướt rất dễ dính lên lưới. Đặt tờ nhạy sáng lên mặt bàn phẳng, (đặt mặt thuốc ngửa lên trên) đặt lưới sạch lên tờ nhậy sáng sao cho hình ảnh nằm vào giữa khuôn lưới, không di chuyển lưới nhiều lần, không cần dùng lực ép bên ngoài mà chỉ cần trọng lượng khung lưới là đủ. Dùng giấy thấm, thấm nước dư trên mặt sau của tờ nhậy sáng.

- Làm khô: Không nên làm khô bằng nhiệt hoặc hơi nóng vì làm khô nhanh sẽ làm giảm độ kết dính. Làm khô lớp nhũ tương  hoàn toàn trên toàn bộ khung bằng cách đặt vào nơi có quạt gió nhẹ cả hai mặt lưới. Màng nhũ tương khô hoàn toàn khi toàn bộ tờ nhạy sáng có mầu giống nhau.

- Tách bỏ màng đế của tờ nhạy sáng: khi nhũ tương đã khô, lau sạch đế và bóc bỏ lớp đế ra khỏi lớp nhũ tương. Dùng tay bóc nhẹ lớp đế trong ra khỏi khuôn lưới.

- Tách bỏ lớp nhũ tương đóng rắn: Sau khi in xong, lớp nhũ tương được tẩy bỏ ra khỏi khuôn lưới để chế khuôn khác. Khi tách bỏ lớp nhũ tương ở phần tử không in người ta dùng nước nóng phun vào lưới với áp suất lớn.

Chúc các bạn thành công với kỹ thuật in lụa thủ công này.
Tìm hiểu thêm in lụa là gì tại inluahn.blogspot.com.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

2 comments

  1. cam on ban đã cha sẻ bài viết về quy trình khuôn in lụa
    vui lòng liên hệ
    Công Ty TNHH MTV Long chi
    204 gò dưa .tam bình thủ đức
    Tham khảo: Cung Cấp Linh Kiện Khuôn Mẫu Toàn Quốc
    Cung Cap Linh Kien Khuon Mau Toan Quoc


    ReplyDelete
  2. cãm ơn bạn đã chia sẻ bài viết rất ấn tượng
    vui lòng liên hệ
    Công Ty TNHH MTV Long Chi
    204 gò dưa .tam bình .thủ Đưc


    Tham khảo: Phụ kiện khuôn mẫu tại TPHCM |
    Phu Kien Khuon Mau Tai TPHCM

    ReplyDelete

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Máy in lụa và Tự học kỹ thuật in lụa thủ công hiệu quả
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top