Trong các bước đầu khi in lụa thì khung in là một bộ phận rất quan trọng và những người thợ in như chúng ta cần lưu ý những yếu tố dưới đây để chọn cho mình khung để in lụa hoàn chỉnh nhất:
1. Chất liệu
Có nhiều loại chất liệu như gỗ, nhôm và sắt... nhưng phổ biến nhất hiện nay là khung nhôm và khung gỗ.
Chọn khung nào là tùy bạn nhưng giữa khung nhôm và khung gỗ thì những ý kiến sau đây có thể giúp bạn chọn lựa thông minh hơn:
- Khung nhôm đảm bảo độ căng tốt hơn và ổn định hơn khung gỗ.
Nếu bạn in hình cần chồng nhiều màu chính xác thì tốt nhất nên chọn khung nhôm vì đảm bảo hình in chất lượng tốt, độ chồng màu ổn định. Ngoài ra do cách ghép mộng mối của khung gỗ không tốt so với khung nhôm nên độ căng và độ bền cũng giới hạn.
- Khung nhôm thường bền hơn khung gỗ.
Do đặc tính cấu tạo bằng kim loại nên tránh được rủi ro do sinh vật mối mọt là điều đầu tiên nói đến độ bền. Ngoài ra do khung gỗ nhiều lúc gỗ già, nhiều lúc gỗ non. Già thì khó đóng đinh còn non thì dễ bị ngấm nước nhanh hư.
- Khung nhôm tái sử dụng nhiều lần hơn
Không chỉ bền hơn mà còn do đặc tính bắn đinh của khung gỗ khác với khung nhôm nên khung gỗ nếu tái sử dụng căng lụa lại tối đa được 4 lần bắn đinh, ai tính toán vắt óc ra thì được 5 lân, còn khung nhôm thì có thể tái sử dụng đến lúc nào khung hư thì thôi.
- Khung nhôm giá đầu tư đắt hơn khung gỗ.
Tất nhiên thì giá của khung in lụa bằng nhôm thì đắt hơn vật liệu bằng gỗ rồi.
- Căng lụa lại khung nhôm cần có điều kiện
Điều kiện gì? Đó là có máy căng khung hoặc thuê 1 đơn vị có máy căng khung lưới này.
2. Hình dáng khung
Theo cách mà bạn sử dụng để in lụa thì bạn có thể chọn cho mình hình dáng của khung khác nhau.
a. Khung đơn chữ nhật
Đây là loại khung phổ biến nhất, nhiều người chọn nhất vì nó dễ đóng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên bạn lưu ý rằng có nhiều loại khung có nhiều đặc điểm tiện lợi khác hơn cả loại này. Loại này chỉ nên chọn khi bạn dùng để gắn vào in máy hoặc in thủ công.
b. Khung Đơn có chân
Đây là loại khung giống khung đơn chữ nhật nhưng có làm thêm 2 hoặc 4 cái chân mục đích để định vị. Loại khung này dùng để in thủ công. Bạn có thể tạo ra loại khung này bằng cách gắn thêm 2 con ốc định vị vào loại khung đơn nói trên, tuy vậy nếu khung gỗ gắn ốc thì đơn giản rồi, còn khung nhôm thì ta nên yêu cầu đơn vị đóng khung đóng sẵn cho ta có chân và có con ốc này luôn. Thường thì người ta làm khung 2 chân theo cạnh đứng, nếu bạn muốn làm 2 hoặc 4 chân theo cạnh nằm thì phải bảo cho người làm khung để được như ý.
c. Khung đôi
Đây là loai khung có 2 ngăn. Loại khung này có nhiều ưu điểm sau:
- Có thêm 1 chỗ rộng rãi để gác dao gạt mực
- Chỗ định vị thoải mái nên dễ định vị và đặt hình in đúng chỗ
- In được hình lớn hơn
- Giữ vệ sinh được phần bản lề
Tuy nhiên do thiết kế có thêm 1 ngăn nữa nên giá đắt hơn, việc đóng khung này phức tạp hơn nên ít nơi sử dụng để in lụa
d. Khung đặc biệt
Các loại khung đặc biệt sẽ thiết kế do các nhu cầu khác nhau.
Ngành in trên thùng sơn thì khung 3 cạnh bình thường và 1 cạnh dài hình chữ L. Mục đích của cạnh L này là làm nhỏ thiết diện khung đi để in sát vào mép thùng sơn hơn.
Ngành in lụa trên vải thường ráp lên máy và có 1 cạnh khung giống như 2 hình vuông lớn nhỏ ghép vào nhau
Một số ngành khác in trên bề mặt cong nên làm khung cong.
3. Thiết diện khung.
Thiết diện khung có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn lựa hình in:
Thiết diện cao hay ngang?
Thiết diện khung dạng nằm nghĩa là cây nhôm hoặc cây gỗ đóng khung đứng cao hay nằm ngang khi in. Thiết diện ngang sẽ có nhiều diện tích căng lụa hơn, lụa sẽ bám chắc vào khung hơn nhưng đồng thời cũng tốn hơn tí xíu. Chỗ tốn hơn này không đáng kể do khi căng lượng hao hụt còn lớn hơn gấp bội phần. Thiết diện ngang sẽ làm khung in lụa cứng hơn, đảm bảo chất lượng hình in tốt cũng đồng nghĩa với tăng uy tín của cơ sở in, bạn nên để ý đến điểm này. Thiết diện đứng được 1 cái tốt là thành cao hơn, mực sẽ ít bị chảy ra hơn nhưng đồng nghĩa bạn sẽ lau bản mệt hơn.
4. Độ vênh của khung in lụa
Khi chọn khung bạn nhớ để khung trên mặt bàn phẳng để xem độ cong vênh. Thường thì khung nhôm ít bị cong vênh biến dạng hơn khung gỗ. Tốt nhất bạn nên chọn một đối tác tốt, dù giá mua khung đắt một tí cũng được nhưng đảm bảo độ cong vênh an toàn.
Tìm hiểu thêm máy in lụa tại inluahn.blogspot.com/p/may-in-lua
1. Chất liệu
Có nhiều loại chất liệu như gỗ, nhôm và sắt... nhưng phổ biến nhất hiện nay là khung nhôm và khung gỗ.
Khung nhôm in lưới |
- Khung nhôm đảm bảo độ căng tốt hơn và ổn định hơn khung gỗ.
Nếu bạn in hình cần chồng nhiều màu chính xác thì tốt nhất nên chọn khung nhôm vì đảm bảo hình in chất lượng tốt, độ chồng màu ổn định. Ngoài ra do cách ghép mộng mối của khung gỗ không tốt so với khung nhôm nên độ căng và độ bền cũng giới hạn.
- Khung nhôm thường bền hơn khung gỗ.
Do đặc tính cấu tạo bằng kim loại nên tránh được rủi ro do sinh vật mối mọt là điều đầu tiên nói đến độ bền. Ngoài ra do khung gỗ nhiều lúc gỗ già, nhiều lúc gỗ non. Già thì khó đóng đinh còn non thì dễ bị ngấm nước nhanh hư.
- Khung nhôm tái sử dụng nhiều lần hơn
Không chỉ bền hơn mà còn do đặc tính bắn đinh của khung gỗ khác với khung nhôm nên khung gỗ nếu tái sử dụng căng lụa lại tối đa được 4 lần bắn đinh, ai tính toán vắt óc ra thì được 5 lân, còn khung nhôm thì có thể tái sử dụng đến lúc nào khung hư thì thôi.
- Khung nhôm giá đầu tư đắt hơn khung gỗ.
Tất nhiên thì giá của khung in lụa bằng nhôm thì đắt hơn vật liệu bằng gỗ rồi.
- Căng lụa lại khung nhôm cần có điều kiện
Điều kiện gì? Đó là có máy căng khung hoặc thuê 1 đơn vị có máy căng khung lưới này.
2. Hình dáng khung
Theo cách mà bạn sử dụng để in lụa thì bạn có thể chọn cho mình hình dáng của khung khác nhau.
a. Khung đơn chữ nhật
Đây là loại khung phổ biến nhất, nhiều người chọn nhất vì nó dễ đóng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên bạn lưu ý rằng có nhiều loại khung có nhiều đặc điểm tiện lợi khác hơn cả loại này. Loại này chỉ nên chọn khi bạn dùng để gắn vào in máy hoặc in thủ công.
khung gỗ in lụa |
Đây là loại khung giống khung đơn chữ nhật nhưng có làm thêm 2 hoặc 4 cái chân mục đích để định vị. Loại khung này dùng để in thủ công. Bạn có thể tạo ra loại khung này bằng cách gắn thêm 2 con ốc định vị vào loại khung đơn nói trên, tuy vậy nếu khung gỗ gắn ốc thì đơn giản rồi, còn khung nhôm thì ta nên yêu cầu đơn vị đóng khung đóng sẵn cho ta có chân và có con ốc này luôn. Thường thì người ta làm khung 2 chân theo cạnh đứng, nếu bạn muốn làm 2 hoặc 4 chân theo cạnh nằm thì phải bảo cho người làm khung để được như ý.
c. Khung đôi
Đây là loai khung có 2 ngăn. Loại khung này có nhiều ưu điểm sau:
- Có thêm 1 chỗ rộng rãi để gác dao gạt mực
- Chỗ định vị thoải mái nên dễ định vị và đặt hình in đúng chỗ
- In được hình lớn hơn
- Giữ vệ sinh được phần bản lề
Tuy nhiên do thiết kế có thêm 1 ngăn nữa nên giá đắt hơn, việc đóng khung này phức tạp hơn nên ít nơi sử dụng để in lụa
d. Khung đặc biệt
Các loại khung đặc biệt sẽ thiết kế do các nhu cầu khác nhau.
Ngành in trên thùng sơn thì khung 3 cạnh bình thường và 1 cạnh dài hình chữ L. Mục đích của cạnh L này là làm nhỏ thiết diện khung đi để in sát vào mép thùng sơn hơn.
Ngành in lụa trên vải thường ráp lên máy và có 1 cạnh khung giống như 2 hình vuông lớn nhỏ ghép vào nhau
Một số ngành khác in trên bề mặt cong nên làm khung cong.
3. Thiết diện khung.
Thiết diện khung có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn lựa hình in:
Thiết diện cao hay ngang?
Thiết diện khung dạng nằm nghĩa là cây nhôm hoặc cây gỗ đóng khung đứng cao hay nằm ngang khi in. Thiết diện ngang sẽ có nhiều diện tích căng lụa hơn, lụa sẽ bám chắc vào khung hơn nhưng đồng thời cũng tốn hơn tí xíu. Chỗ tốn hơn này không đáng kể do khi căng lượng hao hụt còn lớn hơn gấp bội phần. Thiết diện ngang sẽ làm khung in lụa cứng hơn, đảm bảo chất lượng hình in tốt cũng đồng nghĩa với tăng uy tín của cơ sở in, bạn nên để ý đến điểm này. Thiết diện đứng được 1 cái tốt là thành cao hơn, mực sẽ ít bị chảy ra hơn nhưng đồng nghĩa bạn sẽ lau bản mệt hơn.
4. Độ vênh của khung in lụa
Khi chọn khung bạn nhớ để khung trên mặt bàn phẳng để xem độ cong vênh. Thường thì khung nhôm ít bị cong vênh biến dạng hơn khung gỗ. Tốt nhất bạn nên chọn một đối tác tốt, dù giá mua khung đắt một tí cũng được nhưng đảm bảo độ cong vênh an toàn.
Tìm hiểu thêm máy in lụa tại inluahn.blogspot.com/p/may-in-lua
0 comments